VAN AN TOÀN: Là loại van dùng để bảo vệ an toàn cho hệ thống đường ống dẫn lưu chất: hơi, gas, khí nén,... trong công nghiệp. Vậy Van an toàn có nhiêm vụ quan trọng như thế nào? Hãy cùng CTY Song Tín chúng tôi tìm hiểu Kiến thức Van an toàn qua bài viết dưới đây.
VAN AN TOÀN LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VAN AN TOÀN?
1. VAN AN TOÀN LÀ GÌ?
Van an toàn (Safety Relief Valve): Là Van điều chỉnh áp suất trong đường dẫn lưu chất trong công nghiệp. Van an toàn có nhiệm vụ xả áp ra bên ngoài khi hệ thống quá áp và đảm bảo rằng áp suất luôn ở giá trị như đã cài đặt sẵn. Nhằm đảm bảo vệ an toàn cho hệ thống và thiết bị phía sau van luôn hoạt động ổn định đúng như tên gọi của nó (Van an toàn).
2. HÌNH ẢNH VAN AN TOÀN:
Van an toàn SL-37 Venn Van an toàn SL-38 Venn Van an toàn SL-43 Venn
3. CẤU TẠO VAN AN TOÀN:
4. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VAN AN TOÀN:
Van an toàn có 2 loại: Van an toàn tác động trực tiếp và van an toàn hoat động gián tiếp.
Van an toàn tác động trực tiếp: van có kết cấu đơn giản, van phản ứng khá nhạy với độ tăng áp, phù hợp lắp đặt hệ thống có quy mô vừa và nhỏ. Do vậy, van được sử dụng phổ biến hiện nay.
Van an toàn tác động gián tiếp: Van có cấu tạo khá phức tạp, gồm có: Van chính (lò xo có độ cứng nhỏ và đường kính piston lớn) và van phụ (lò xo có độ cứng lớn và đường kính piston nhỏ). Là lựa chọn hàng đầu cho hệ thống cần được bảo vệ trong hệ thống thủy lực, nước có công suất lớn, áp suất hệ thống quá lớn mà Van an toàn tác động trực tiếp không đáp ứng được.
Cả 2 loại van an toàn trên đều hoạt động dựa trên nguyên lý bảo vệ hệ thống thiết bị đằng sau van
Khi van an toàn được lắp đặt lên hệ thống thì trước đó van đã được đơn vị kiểm định uy tín về mức độ an toàn của van dựa trên nhu cầu của người sử dụng trên cơ sở trong vùng dãy áp lực nhà sản xuất đưa ra. Được đơn vị kiểm định cấp giấy chứng nhận an toàn với áp lực yêu cầu của người sử dụng ví dụ: 5 bar, 7 bar, 10 bar,...Bởi vì: đây là thiết bị quan trọng liên quan đến độ an toàn cháy, nổ của nhà máy.
Người sử dụng được phép cài đặt giá trị theo nhu cầu của mình nhưng phải trong dãy áp suất an toàn của nhà sản xuất.
Lưu chất sau khi được bơm, bơm tăng áp, hệ thống khí nén , lò hơi, v.v... sẽ được luân chuyển qua van an toàn. Ở trạng thái làm việc bình thường thì van an toàn gần như không hoạt động,
Khi hệ thống có xảy ra sự cố làm hệ thống tăng áp dần, tăng áp đột ngột thì khi đó áp lực trên đường ống sẽ phá vỡ cân bằng với lực lò xò, khi áp lực lớn hơn mức cài đặt thì van an toàn sẽ mở và xả bớt lưu chất trên đường ống giúp cho áp lực trên ống giảm như vậy sẽ đảm bảo được an toàn cho hệ thống.
Khi áp lực trên đường ống giảm quá mức cài đặt thì van an toàn lại trở về vị trí đóng lại và không hoạt động cho tới khi áp suất lại tăng lên đến áp suất cài đặt
5. CÁC LOẠI VAN AN TOÀN:
Căn cứ vào rất nhiều yếu tố: Lưu chất sử dụng, vật liệu chế tạo, đơn vị sản xuất chúng ta có rất nhiều các loại van an toàn sau:
5.1 Van an toàn theo Vật liệu chế tao:
- Van an toàn đồng
- Van an toàn inox
- Van an toàn nhựa
- Van an toàn gang
- Van an toàn có tay giật
- Van an toàn không tay giật
- Van an toàn mặt bích
- Van an toàn nối ren
5.2 Van an toàn theo môi trường và lưu chất sử dụng:
- Van an toàn nước
- Van an toàn hơi, van an toàn hơi nóng (Steam)
- Van an toàn khí nén
- Van an toàn áp lực cao
- Van an toàn nồi hơi
- Van an toàn lò hơi
5.3 Van an toàn theo Nhãn hiệu nhà Sản xuất:
- Van an toàn Yoshitake (Nhât Bản)
- Van an toàn Venn (Nhật Bản)
- Van an toàn Ari-Armaturen (Đức)